Làm sao để chăm sóc đào tết được tốt nhất và đẹp nhất

Tết sắp tới, việc chăm sóc hoa đào ngày Tết càng được người dân để ý hơn Hướng dẫn cách chọn hoa cho ngày tết vừa bền và đẹp


Đào cảnh và quất cảnh là hai loại cây dược chơi phổ biến trong dịp tết âm lịch. Để có cây đào đẹp trưng bày vào đúng dịp tết là điều không hề đơn giản, chúng ta cùng tìm hiểu kỹ thuật trồng hoa đào tết mới nhất để có hoa đào ngày Tết đẹp nhất nhé 

1. Nhận biết về đào đẹp 

Để chọn được một cành đào đẹp, trước tiên bạn cần biết một cành đào đẹp thì có hoa cánh kép, màu thắm, cành đều, gốc thẳng. Thân đào có thể xù xì nhưng khoẻ, chắc. Cành vừa phải, dăm (nhánh nhỏ nhất của cành đào) nhỏ, nhiều hoa Đào đẹp là đào có dăm vút thẳng ra ngoài tán, nụ trải đều từ đầu tới cuối dăm. Những cành có dăm to thường ít hoặc thưa hoa. 

2. Loại đào cây 

Bạn cũng nên mua các cây có dăm nhỏ và ngắn, các nhánh chính tạo nên dáng cây xuất phát từ một điểm trên thân. Như vậy, cây sẽ đẹp, cân đối. Đào cây nở chậm hơn đào cành nên bạn phải chọn cây nở nhiều hoa vào lúc cận Tết. Nếu mua cây có ít hoa khi chỉ cách Tết vài ngày thì vào mấy ngày chính của năm, cây đào sẽ kém sắc hoa. Khi cho cây vào chậu, tuyệt đối không được tưới quá nhiều nước, bởi đào là loại ưa ít nước, độ ẩm vừa phải, nếu không nó sẽ chết vì thối rễ.


3. Với loại đào cành 

Chọn cành to nhỏ tùy theo không gian trong nhà. Điều quan trọng nhất là tán đào phải tròn, các nhánh phân bố đều. Không nên chọn cành có tán lệch và các nhánh đâm lên không cùng bắt đầu từ một điểm trên thân gốc. Bạn nên tìm mua loại cành có dăm nhỏ. Đào dăm nhỏ thường có nụ rất nhiều và mập mạp, khi hoa nở có cánh dày trông rất đẹp. Cách tết khoảng 3-5 ngày bạn mới nên mua đào để lúc đào nở hoa rộ sẽ vào đúng mấy ngày Tết. Khi đã mua được cành đào như ý muốn, bạn nên đốt gốc trước khi cắm vào lọ và nhớ rằng nước phải sạch. Nên cho vào lọ vài viên thuốc vitamin B1, một chút kali để có dinh dưỡng nuôi hoa. 

4. Màu sắc hoa đào 

Nếu nhà của bạn không rộng, tường đèn tuýp nên dùng đào phai để tạo cảm giác sáng sủa, nhẹ nhàng. Ngược lại, nhà rộng, thoáng dùng bích đào sẽ tạo được những điểm nhấn, cảm giác ấm cúng hơn. Người có tuổi thường thích đào phai, nhưng theo dân gian, chỉ những nhà trong năm có tang mới cắm loại đào này.


5. Bí quyết cho hoa nở nhanh hay chậm 

Nếu cành đào cắm trong nhà nở quá nhanh, người chơi có thể dùng dao sắc cứa một vòng quanh thân, cách gốc cành đào khoảng gang tay, mục đích hạn chế chất dinh dưỡng lên thân nuôi hoa. Một mẹo khác thường được người dân sử dụng là cho sỏi vào trong bình giữ lạnh, đào sẽ nở chậm. Ngược lại, muốn kích đào nở nhanh, người chơi có thể dùng một nắm vôi đắp quanh gốc, đảm bảo sau một đêm đào sẽ nở tung. Người chơi nên thay nước khoảng 2-3 ngày/lần để đào được bền. 

6. Phong thủy cắm hoa đào ngày 

Tết mang lại nhiều may mắn Với mỗi gia đình miền Bắc, màu hồng phai hay thắm của những cành đào không bao giờ thiếu khi Tết đến. Nhưng cách cắm hoa, chăm hoa và cả hướng đặt bình nếu như làm theo đúng phong thủy, bạn đã mang cát lợi cho cả 365 ngày. Hướng bình đào theo con giáp Nếu là năm Tý, Thìn, Thân nên đặt bình đào theo hướng Tây Nếu là năm Ngọ, Tuất, Dần nên đặt bình đào theo hướng Đông Nếu là năm Dậu, Sửu, Tỵ nên đặt bình đào theo hướng Nam Nếu là năm Mão, Mùi, Hợi, nên đặt bình đào theo hướng Bắc. Mẹo chăm sóc đào theo phong thủy: Nên cho nước vào bình đào vừa phải, đừng để ít hay nhiều quá. Và cần nhớ thay nước cho đào để hoa luôn tươi. Màu sắc và độ bền của hoa đào cũng ảnh hưởng nhiều đến hòa khí, tình yêu, tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là vợ chồng. Hạn chế dùng hoa đào giả làm bằng giấy, nhựa, thủy tinh. Cần phải vứt hoa đi trước khi hoa héo ngay trong chính nhà bạn đầu năm mới.

Trong phong thủy, nếu đầu năm mà chứng kiến hoa héo, trong nhà có sự chia cách hoặc tranh chấp. Màu sắc của bình cắm đào cũng nên theo phong thủy. Nếu đặt bình về hướng Bắc nên chọn màu xanh da trời, màu đen; Nếu đặt bình về hướng Đông Nam hay Đông nên chọn bình màu xanh ngọc, xanh lá cây; Nếu đặt bình phía Nam nên chọn bình màu đỏ hoặc tím; Nếu đặt bình hướng Tây, Tây Bắc nên chọn bình màu vàng hoặc trắng; Tây Nam và Đông Bắc nên sử dụng bình màu vàng nâu. Với mỗi gia đình miền Bắc, màu hồng phai hay thắm của những cành đào không bao giờ thiếu khi Tết đến. Cách cắm, chăm hoa và cả hướng đặt bình làm theo đúng phong thủy sẽ giúp bạn có cát lợi cho cả 365 ngày.

Bạn nên đặt hướng bình đào theo con giáp. Nếu là năm Tý, Thìn, Thân nên đặt bình đào theo hướng tây; Năm Ngọ, Tuất, Dần nên đặt bình đào theo hướng đông; Năm Dậu, Sửu, Tỵ nên đặt bình đào theo hướng nam; Năm Mão, Mùi, Hợi, nên đặt bình đào theo hướng bắc.


Xem thêm:
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số mẹo chăm sóc đào theo phong thủy. Theo đó, chủ nhà nên cho nước vào bình đào vừa phải, đừng để ít hay nhiều quá, nhớ thay nước cho đào để hoa luôn tươi. Màu sắc và độ bền của hoa đào cũng ảnh hưởng nhiều đến hòa khí, tình yêu, tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là vợ chồng. Bạn nên hạn chế dùng hoa đào giả làm bằng giấy, nhựa, thủy tinh. Chủ nhà cũng cần phải vứt hoa trước khi hoa héo ngay trong chính nhà bạn đầu năm mới.

Trong phong thủy, nếu đầu năm mà chứng kiến hoa héo, trong nhà có sự chia cách hoặc tranh chấp. Màu sắc của bình cắm đào cũng nên theo phong thủy. Nếu đặt bình về hướng bắc, bạn nên chọn màu xanh da trời, màu đen. Nếu đặt bình về hướng đông nam hay đông nên chọn bình màu xanh ngọc, xanh lá cây. Đối với bình phía nam, chủ nhân nên chọn bình màu đỏ hoặc tím. Ngược lại với bình hướng tây, tây bắc, nên chọn bình màu vàng hoặc trắng; tây nam và đông bắc nên sử dụng bình màu vàng nâu.

Đào cảnh và quất cảnh là hai loại cây dược chơi phổ biến trong dịp tết âm lịch. Để có cây đào đẹp trưng bày vào đúng dịp tết là điều không hề đơn giản, chúng ta cùng tìm hiểu kỹ thuật trồng hoa đào tết mới nhất 2013. 
Đào có 3 loại: đào phai (hoa đơn, màu hồng nhạt), đào bạch phát nhiều tán (loại đào này hiếm, ít ngời có) và cành sum xuê, đào bích (hoa kép, to, cánh dày, màu hoa đỏ tươi) Đào bích là loại đào đẹp, được nhiều người ưa thích nhất. Đặc tính của cây đào là chịu hạn hơn chịu nước. Đào trồng nơi đất trũng, nước nhiều rễ thối, cây dễ bị chết. Trồng trong bóng dâm, ít ánh nắng, đất ẩm, lá sẽ xanh tốt quanh năm, đến mùa rất ít hoa. Vì vậy để năm nào đến mùa đào cũng có nhiều hoa ta phải trồng đào ở nơi cao ráo, quang đãng. Hàng năm, sau mỗi mùa thu hoạch hoa, cần bón bổ sung thêm phân chuồng, NPK cho cây để cây phát nhiều tán cành sum xuê. Mua hoa năm sau hoa to, sắc màu đẹp,năng suất cao hơn.

Thông thường thì đào ra hoa rải rác từ trung tuần tháng chạp năm trước đến trung tuần tháng giêng năm sau. Song không phải năm nào cũng vậy, thực tế cho thấy năm thời tiết nắng ấm đến sớm, đào nở sớm hơn, năm thời tiết rét kéo dài, đào nở muộn hơn. Vì vậy nhiều năm Tết đến đào đã tàn hoa hoặc Tết song hoa đào mới nở, không có hoa đào chơi Tết, nên muốn có hoa đào chơi đúng vào dịp Tết, người trồng đào, chơi đào phải biết điều chỉnh cho hoa đào nở theo ý muốn.

Theo kinh nghiệm cổ truyền biện pháp điều chỉnh cho đào ra hoa vào đúng dịp tết như sau: vào trung tuần tháng 11 âm lịch, tiến hành tuốt bỏ toàn bộ lá đào trên cây để cây tập trung dinh dưỡng làm nụ, đảm bảo nụ hoa ra nhiều, đều, mập, hoa to, cánh dày, màu đẹp. Theo dõi năm nào thời tiết nóng thì tuốt lá muộn hơn vài ngày, năm nào thời tiết rét thì tuốt lá đào sớm hơn thời điểm trên vài ngày.

Sau khi tuốt lá đào xong, nếu trời nắng nóng kéo dài, ta phải làm giàn che và phun nước lạnh thường xuyên toàn bộ tán, thân cây đào, hãm cho đào không ra hoa sớm. Nếu trời rét kéo dài, ta cũng phải làm giàn che cho đào và hàng ngày tưới nước ấm vào quanh gốc đào để đảm bảo đủ nhiệt độ kích thích cho đào ra hoa đúng kỳ hạn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Back to top